Thị trường ống nhựa cạnh tranh quyết liệt

thi-truong-ong-nhua-canh-tranh-quyet-liet

Chiếm giữ 80% thị phần thị trường ống nhựa tại miền Bắc và miền Nam, động thái của 2 doanh nghiệp Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh luôn đóng vai trò chi phối thị trường. Tuy nhiên, hiện bản thân 2 "ông lớn" cũng không cát cứ tại thị trường của riêng mình mà đều có chiến lược mở rộng hoạt động tại các thị trường truyền thống của nhau. Cuộc cạnh tranh trên thị trường ống nhựa do vậy càng trở nên quyết liệt hơn.

 

(Ảnh: ống nhựa PVC)

 

            Sản phẩm ống nhựa được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, bưu chính, viễn thông,… Do đó, tiềm năng phát triển của ngành ống nhựa ở Việt Nam là rất lớn. Nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp ống nhựa bao gồm bột PVC, hạt PP, hạt PE, hạt PS… và chủ yếu nhập khẩu, vì thế giá cả các sản phẩm này phụ thuộc rất lớn vào giá hạt nhựa trên thế giới và biến động tỷ giá. Bên cạnh đó, hoa hồng, tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý và chính sách thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởng lớn đến giá bán sản phẩm.

 

            So sánh Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong

 

            Hiện nay, Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh là 2 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành ống nhựa xây dựng. Nhựa Tiền Phong thống trị thị trường miền Bắc còn Nhựa Bình Minh chi phối thị trường phía Nam. Theo một báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt  thì Nhựa Tiền Phong chiếm hơn 70% thị phần miền Bắc.

 

(Ảnh: Mạng lưới phân phối của Nhựa Bình Minh từ 2010)

 

            Công ty Nhựa Bình Minh đã trở thành công ty niêm yết hàng đầu Việt Nam công bố chi trả cổ tức khủng năm 2012 cho cổ đông lên đến 70%, trong khi vị trí thứ hai thuộc về Nhựa Tiền Phong - doanh nghiệp từng có một thời gian dài thống trị thị trường - với mức chi trả cổ tức 25%. Thị giá cổ phiếu của Nhựa Bình Minh đầu tháng 5/2013 ở mức 65.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá cổ phiếu của Nhựa Tiền Phong là 43.000 đồng. Doanh số năm 2012 của Nhựa Bình Minh đạt 1.890,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 375 tỷ đồng. Trong khi đó, Nhựa Tiền Phong mặc dù có doanh thu lên đến 2.363 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 290 tỷ đồng.

            Nếu như vào năm 2011, lợi nhuận sau thuế của Nhựa Bình Minh là 293 tỷ đồng, cao hơn 34 tỷ so với lợi nhuận sau thuế của Nhựa Tiền Phong (259 tỷ đồng) thì hết năm 2012, khoảng chênh này đã lên đến 85 tỷ, tăng 250%. Lẽ dĩ nhiên, Nhựa Tiền Phong cũng không ngồi im chịu lép. Thị trường nhựa Việt Nam hẳn sẽ được chứng kiến nỗ lực giữ ngôi vị đầu bảng của Nhựa Bình Minh cũng như cuộc "chiến đấu" căng thẳng của Nhựa Tiền Phong để thu hẹp khoảng cách cạnh tranh đang ngày càng bị kéo giãn.

 

(Ảnh: nhiều thương hiệu tham gia vào thị trường ống nhựa)

 

            Ngoài sự cạnh tranh của hai thương hiệu lớn này, thị trường còn có sự tham gia của các thương hiệu khác như Đệ nhất, Phúc Hà, Cúc Phương, Minh Hùng, Vinaconex, Sino… khiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.

            Không chỉ cạnh tranh quyết liệt với nhau, các nhà sản xuất ống nhựa chịu nhiệt nội địa còn phải đối mặt với nạn hàng nhái, hàng kém chất lượng, giá thành chỉ bằng 1/4. Phong phú về chủng loại, nên mức độ cạnh tranh trên thị trường ống nhựa rất quyết liệt. Không chỉ cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập chính hãng, ống nhựa chịu nhiệt còn phải đối mặt với tình trạng hàng giả, hàng nhái ngày một tăng và ở mức độ tinh vi hơn.

            Với các công trình xây dựng lớn, việc lựa chọn sản phẩm chất lượng là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với xây dựng dân dụng, người tiêu dùng nhỏ lẻ đôi khi không dễ chọn sản phẩm, nhất là khi nhiều đại lý cố tình bán hàng theo kiểu trà trộn.

Bình luận (2)
binh-luan

thái

01/11/2016

anh liên hệ 01698118866
binh-luan

Phạm văn hà

01/11/2016

Tôi muốn là nhà phân phối về dòng sản phẩm này
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN