Sức hút từ cổ phiếu ngành nhựa

suc-hut-tu-co-phieu-nganh-nhua

Sức hút từ cổ phiếu ngành nhựa

Sức hút từ cổ phiếu ngành nhựa

Cho dù thị trường chưa thật sự bật mạnh, giá nhiều cổ phiếu còn rơi  rớt ở mức dưới mệnh giá; nhu cầu về vật liệu xây dựng chưa hồi phục nhưng cổ phiếu doanh nghiệp ngành Nhựa đang được gom mạnh trong thời gian gần đây. Giá của nhiều cổ phiếu ngành Nhựa đã ở mức có thể coi là cao so với mặt bằng chung hiện nay. Tín hiệu này cho thấy sức hút của cổ phiếu ngành Nhựa trên thị trường.

 

 Đón lõng sự phục hồi

   Nhiều nhà đầu tư cho biết, cổ phiếu ngành Nhựa mặc dù cũng phải trải qua không ít biến động, thăng trầm nhưng nếu phân tích kỹ thì đây vẫn là một trong những ngành có nhiều triển vọng nhất. Lãi suất ngân hàng đang giảm, tín dụng cho bất động sản cũng được nới lỏng hơn, nhiều dự án đầu tư tiếp tục được thúc đẩy tiến độ… cho thấy thị trường vật liệu xây dựng nói chung, ngành Nhựa nói riêng sẽ có nhiều cơ hội bứt lên trong thời gian tới.

    Trên sàn niêm yết, những doanh nghiệp ngành nhựa được các nhà đầu tư quan tâm gồm: Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong(NTP), Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (DNP), Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (DPC), Công ty cổ phần Nhựa Đông Á (DAG)...

     Nếu nói về giá, cổ phiếu nhựa trong 2 tháng qua chưa có tín hiệu bứt phá rõ ràng. Cổ phiếu BMP từ đầu tháng 6 đến nay vẫn loanh quanh mốc 42.000 - 44.000 đồng/cổ phiếu, trong khi NTP dao động quanh mốc 40.000 đồng/cổ phiếu. Một số cổ phiếu ngành Nhựa khác có mức giá 12.000- 15.000 đồng như DNP; DPC; DAG…

     Nói về lợi nhuận, cổ phiếu ngành Nhựa cũng chưa sáng sủa hơn so với năm 2011 do khó khăn chung của nền kinh tế. Cụ thể, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong có lợi nhuận sau thuế quý 2 khoảng 75,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2011 là hơn 96 tỷ đồng, chênh lệch tới hơn 20 tỷ đồng, tỷ lệ 21%. Theo phản ánh của công ty, nguyên nhân do doanh thu thuần quý 2 giảm so với cùng kỳ năm trước 28,7 tỷ đồng, dẫn tới giảm lãi gộp; giá nguyên liệu tăng trong khi chi phí chiết khấu bán hàng tăng lên do phải đẩy mạnh công tác thị trường, giữ thị phần. Thế nhưng, bù lại, công ty lại tăng lợi nhuận 3,3 tỷ đồng nhờ giảm chi phí quản lý; thanh lý vật tư không dùng, phế phẩm cũng làm tăng lợi nhuận khác hơn 2,4 tỷ đồng.

    Các doanh nghiệp nhựa khác như Nhựa Bình Minh cũng có nhiều cải tiến trong công tác quản lý và cơ cấu lại. Công ty cổ phần nhựa Đông Á thì đang thực hiện dự án mở rộng năng lực sản xuất thanh profile lên ít nhất gấp 2 lần khả năng hiện tại với tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng; triển khai đầu tư dự án mua mới dây chuyền sản xuất decal với tổng vốn đầu tư  12 tỷ đồng. Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong vẫn đang phát huy tốt các dự án đầu tư mở rộng sản xuất tại miền Nam, tại Lào và xây dựng nhà máy tại quận Dương Kinh ( Hải Phòng).

   Theo đánh giá của một số nhà chuyên môn, các doanh nghiệp ngành Nhựa có thể có những khó khăn nhất định vào đầu năm, khi sản lượng tiêu thụ chậm trong nửa đầu năm, tuy nhiên sản lượng cả năm dự báo vẫn tăng nhẹ. Còn theo đánh giá của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), mặc dù năm 2012 sẽ không có nhiều khởi sắc cho ngành Nhựa, nhưng BVSC vẫn khá lạc quan về triển vọng dài hạn của ngành này. Những năm qua, sản phẩm ống nhựa đạt mức tăng trưởng trung bình 28%/năm (giai đoạn 2006 - 2011).

 

 

Băn khoăn với động thái mua gom của tổ chức nước ngoài

    Mặc dù có nhiều triển vọng nhưng không ít nhà đầu tư vẫn tỏ ra băn khoăn về việc các tổ chức nước ngoài đang rất quan tâm tới cổ phiếu ngành Nhựa và ngại ngùng trước dấu hiệu có thể thâu tóm doanh nghiệp. 

   Cụ thể, mới đây, The Nawaplastic Industrius (Saraburi) Co., Ltd ( Thái Lan) thông báo đã nắm giữ 20,38% cổ phần tại Nhựa Bình Minh. Trước đó, Saraburi cũng đã trở thành cổ đông lớn nắm 16,72% vốn của Nhựa Bình Minh và 22,67% vốn của Nhựa Tiền Phong. Mục đích của Saraburi trong việc mua cổ phần lớn tại các công ty nhựa nhằm thâm nhập thị trường ViệtNam. Do đó, TPC đang thể hiện tham vọng muốn chiếm lĩnh thị trường ống nhựa trong nước thông qua động thái nâng tỷ lệ sở hữu tại các công ty này. Tại Thái Lan, công ty mẹ của Saraburi là Thai Plastic and Chemical (TPC) đang chiếm tới 50% thị phần ống nhựa PVC tại quốc gia này. Hiện tại, TPC cũng đang là một trong các nhà cung cấp nguyên vật liệu lớn tại châu Á.

    Tuy vậy, qua đại hội cổ đông của các doanh nghiệp nhựa gần đây cho thấy, cho dù khối ngoại tăng cường mua vào nhưng về cơ bản quyền kiểm soát doanh nghiệp vẫn chưa bị ảnh hưởng. Sự ngại ngùng, băn khoăn là có cơ sở nhưng so với triển vọng của ngành Nhựa thì cơ hội cũng rất lớn. Thực tế, với mức giá hơn 40.000 đồng của 2 cổ phiếu BPM và NTP đang được coi là một trong những cổ phiếu có triển vọng trên thị trường, nhất là khi so với vài trăm cổ phiếu đang có mức giá dưới mệnh giá, thậm chí dưới 5000 đồng thì cổ phiếu ngành nhựa vẫn xứng đáng được nhà đầu tư để tâm./.

 

                                                                                                                                                 Nguồn : baohaiphong.com.vn

Tag: ống nhựa Tiền Phong, đại lý ống nhựa, cung cấp ống cấp thoát nước đến tận chân công trình.

Bình luận (1)
binh-luan

test

01/11/2016

sdasd
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN