1. Định nghĩa sự cháy
Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng:
– Có phản ứng hóa học
– Có tỏa nhiệt
– Phát ra ánh sáng
2. Yếu tố để hình thành sự cháy
3 điều kiện cần và đủ để tạo thành sự cháy:
– Chất cháy
– Oxy (nồng độ phải lớn hơn 14%)
– Nguồn nhiệt
Tam giác tạo ra sự cháy: Oxy, nguồn nhiệt và chất cháy
3. Ba dấu hiệu cơ bản để nhận biết đám cháy
– Mùi vị: tùy thuộc vào chất bị cháy
- Mùi khét: cháy điện, cao su, sợi bông,…
- Mùi thơm: mật, đường
- Mùi khí sốc: SO2, SO3, Clo
– Khói: là sản phẩm của sự cháy, sinh ra từ các chất cháy, chất cháy khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau, màu sắc của khói phụ thuộc vào điều kiện cháy đủ không khí hoặc thiếu không khí.
– Ánh lửa và tiếng nổ: là đặc trưng của phản ứng cháy.
4. Phân loại đám cháy: dựa trên loại vật liệu bị cháy:
- Đám cháy lớp A: rắn bao gồm gỗ, giấy, vải, rác và vật liệu thông thường khác
- Đám cháy lớp B: chất lỏng dễ cháy như xăng dầu, sơn,…
- Đám cháy lớp C: các thiết bị điện và các đám cháy liên quan tới điện
- Đám cháy lớp D: kim loại và hợp kim dễ cháy
- Đám cháy lớp K: dành cho khu vực bếp núc (đối với dầu hay chất béo động thực vật)
5. Bạn sẽ làm gì khi có cháy xảy ra?
- Quan trọng nhất là bình tĩnh suy xét tình hình
- Cắt điện và gọi ngay 114
- Không trốn trong tủ quần áo, gầm giường, hãy tin rằng bạn sẽ được cứu thoát
- Tìm lối thoát theo đèn chỉ dẫn hoặc nghe thông báo
- Bò, cúi, lom khom sát đất để tránh khói, khí nóng
- Di chuyển cạnh khu vực tường và gần cửa sổ
- Dùng quần áo, chăn, mền nhúng nước và choàng lên đầu, lên người
- Nhanh chóng thoát ra cửa hoặc cầu thang thoát nạn
- Vẫy tay, kêu to báo hiệu người tới cứu
- Tuyệt đối không nhảy trừ khi có đệm, lưới ở phía dưới
* Chú ý: làm gì khi quần áo bị bắt lửa?
- Bình tĩnh, không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức
- Hãy nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc sau bạn
- Không lấy tay dập lửa
- Một tay che miệng, một tay che mắt, mũi và tiếp tục cuộn tròn cho tới khi tắt lửa
6. Phân loại chất chữa cháy:
a) Nước: là chất dùng để chữa cháy thông dụng, có sẵn trong thiên nhiên và sử dụng đơn giản
– Nguyên lý chữa cháy: hấp thụ nhiệt lượng đám cháy
– Áp dụng cho đám cháy: lớp A, không dùng cho lớp B và C
* Lưu ý:
– Tuyệt đối không sử dụng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu vì xăng, dầu nhẹ hơn nước, không hòa tan trong nước nên gây cháy lan.
– Ở những đám cháy có điện, cần ngắt nguồn điện trước khi dập tắt đám cháy
b) Hóa chất khô: bột ABC được chứa trong bình xách tay hoặc xe đẩy
– Nguyên lý chữa cháy: cách ly và làm loãng nồng độ Oxy tiếp xúc với đám cháy, khi thiếu Oxy thì đám cháy sẽ được kìm hãm.
– Áp dụng cho đám cháy: lớp A, B và C
c) Bọt chữa cháy Foam
– Nguyên lý chữa cháy: ngăn không cho Oxy tiếp xúc với đám cháy
– Áp dụng cho đám cháy: lớp A và B
d) Khí nén:
– Nguyên lý chữa cháy: mỗi khí nén có nguyên lý chữa cháy khác nhau
- Khí FM-200, Novec 1230 (chất lỏng hóa hơi): hấp thụ mạnh nhiệt lượng đám cháy, làm dập tắt đám cháy mà không làm giảm nồng độ Oxy
- Stat-X: bẻ gãy chuỗi phản ứng hóa học
- Khí Nito, CO2: làm giảm nồng độ Oxy dưới 14% (nguy hiểm cho con người)
– Áp dụng cho đám cháy: lớp A, B và C
* Lưu ý: ngoài ra có thể sử dụng các chất chữa cháy đơn giản sau:
– Cát: là chất dễ kiếm, rẻ tiền và dễ sử dụng.
Nguyên lý chữa cháy: cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách Oxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt).
– Chăn, màng nhúng nước: ngăn cách đám cháy với Oxy bên ngoài, giảm nhiệt lượng đám cháy.
– Dung dịch muối: muối rơi vào bề mặt cháy tạo ra màn cách ly với Oxy.
Để được tư vấn chi tiết về phòng cháy chữa cháy, vui lòng liên hệ :
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và xây dựng Quốc Bảo
Số 109 Hoàng Quốc Việt phường Thị Cầu thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh
VPGD: số 215 đường Hồ Ngọc Lân khu Yna phường Kinh Bắc thành phố Bắc Ninh
Điện thoại: 0398.11.88.66
email: quocbao174@gmail.com