Nhựa Bình Minh vì sao không xuất khẩu?

nhua-binh-minh-vi-sao-khong-xuat-khau

Sáng nay 23/4/2015 tại trụ sở Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) đã diễn ra cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2015.

Năm 2014, Nhựa Bình Minh lãi trước thuế 481 tỷ đồng, thiếu gần 20 tỷ đồng để hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Tuy nhiên, mặc dù chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận, Nhựa Bình Minh vẫn quyết định chi cổ tức với tỷ lệ 35% và sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua vấn đề này. ĐHCĐ thường niên 2014 năm ngoái của công ty dự kiến năm 2014 không dưới 20%.

Trong quá trình phát triển thị phần, Nhựa Bình Minh tự hào năm 2014 công ty tăng trưởng doanh thu và sản lượng khoảng 15%, mặc dù lợi nhuận giảm do nguyên nhân bất khả kháng (giá nguyên vật liệu tăng 5%)

Tổng giá trị cổ tức dự chi năm 2014 là 159 tỷ đồng (đã chi 45,5 tỷ đồng, tương đương 10%). Với tỷ lệ sở hữu gần 30%, cổ đông Nhà nước là SCIC sẽ được nhận khoảng 47,7 tỷ đồng cổ tức.

HĐQT Nhựa Bình Minh đề xuất kế hoạch 2.600 tỷ đồng doanh thu và 482 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Riêng kế hoạch lợi nhuận chỉ chỉnh hơn không đáng kể so với kết quả năm 2014. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, để tăng trưởng doanh thu 8% trong năm 2014, Nhựa Bình Minh đánh giá đó là một thách thức không nhỏ.

Cổ tức năm 2015 tiếp tục được đưa ra con số “tối thiểu 20%”.

Năm 2015 công ty dự kiến đầu tư 488 tỷ đồng, trong đó đầu tư this bị khoảng 167 tỷ đồng, xây dựng 173 tỷ đồng và đầu tư 125 tỷ đồng vào sản phẩm mới. 23 tỷ đồng được trích dự phòng, tương đương 5% giá trị đầu tư. Đại diện công y cho biết khoản đầu tư vào sản phẩm mới chưa nhất thiết sẽ được giải ngân toàn bộ trong năm nay.

Tại ĐHCĐ thường niên, ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cho biết hiện BMP đang có một diện tích xấp xỉ 160 nghìn m2 ở Long An. Giai đoạn 1 đang dự kiến xây dựng Nhà máy trên 30 nghìn m2 và dự kiến đưa vào hoạt động vào quý 3 năm nay.

Kế hoạch dài hạn giai đoạn 2015 – 2018, Nhựa Bình Minh dự kiến doanh thu thuần sẽ tăng bình quân khoảng 8%/năm, LNTT tăng bình quân 4%/năm. Cổ tức không dưới 20% cho mỗi năm.

Về kết quả kinh doanh quý 1 vừa qua, đại diện BMP cho biết doanh thu thuần và LNTT ước đạt lần lượt 560 tỷ đồng và 125 tỷ đồng, tăng 4,9% và 16,8% so với cùng kỳ 2014.

Tỷ lệ tăng Doanh thu và LNTT quý 1 vừa qua biến động khác biệt so với dự báo (kế hoạch BMP đặt ra luôn có tỷ lệ tăng doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng lợi nhuận) được lý giải do biến động giá dầu giảm dẫn đến việc giảm giá nguyên vật liệu. Ông Ngân cũng cho biết, LNTT quý 2 của công ty có thể cũng ở quanh mức 125 tỷ đồng – tương đương mức thực hiện quý 1 vừa qua.

Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nhựa

Cạnh tranh là một đặc điểm nổi bật trong ngành nhựa. Với Nhựa Bình Minh, có một nghịch lý là sản lượng sản xuất của công ty hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Điều này khiến tiếng tăm, thương hiệu của Nhựa Bình Minh có phần "lép vế". Không phải ai cũng có thể chờ đợi mình, nhất là trong điều kiện các nhà sản xuất khác luôn "nhăm nhe" để nhảy vào. Đó là nguyên nhân hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trở thành nỗi trăn trở của Ban điều hành công ty.

Một cổ đông ý kiến về hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty. Đại diện BMP cho biết từ máy móc đến nguyên vật liệu của Nhựa Bình Minh đều nhập khẩu. Vì thế lợi thế cạnh tranh để xuất khẩu ra nước ngoài hầu như không có, việc xuất khẩu trở nên vô cùng khó khăn. Giá thành vận chuyển của Nhựa Bình Minh hiện chiếm khoảng 8 - 10%. Nếu vận chuyển ra nước ngoài, tỷ lệ còn cao hơn.

Bên cạnh đó, hiện công ty thậm chí còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, trước hết công ty sẽ tập trung thị trường nội địa đã. "Ngăn chặn sự thâm nhập của các sản phẩm từ nước ngoài, đã là một thành công đòi hỏi nỗ lực lớn" - đại diện Nhựa Bình Minh chia sẻ.

Đan Nguyên

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN