Cháy từ nguồn năng lượng điện – thảm họa xã hội

chay-tu-nguon-nang-luong-dien-tham-hoa-xa-hoi

Cháy từ nguồn năng lượng điện – thảm họa xã hội

       Ngay từ đầu khi lắp đặt thiết kế phải tính toán và lựa chọn tiết diện dây dẫn sao cho đủ khả năng tải dòng điện đến các thiết bị tiêu thụ điện mà nó cung cấp.

        Điểm nối vào mạch rẽ ở hai đầu dây nóng và nguồi không được trùng lên nhau, khi thấy nơi quấn băng của các điểm nối dây bị khô và cháy sáng phải kiểm tra ngay và nối chặt điểm nối.

        Đường dây dẫn, cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, nếu gỉ thì nơi gỉ chính là nơi phát nhiệt lớn và dễ phát lửa khi bị quá tải, cần được thay mới.

Tắt hết thiết bị điện khi ra khỏi nhà:

        Trước khi ra khỏi nhà phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện và trước khi đi ngủ phải kiểm tra lại các thiết bị, đồ dùng như đèn quạt. Cắt điện đối với những thiết bị không cần thiết.

Khi chưa cắt điện không được dập lửa bằng nước:

         Khi xảy ra cháy do sử dụng điện phải nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng, báo cho mọi người xung quanh biết, báo Cảnh sát PCCC và dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa.

        Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện. Mỗi hộ dân nên trang bị 1 đến 2 bình chữa cháy xách tay bằng khí chữa cháy điện khi mới phát sinh.

Thường xuyên kiểm tra đầu nối điện

        Thường xuyên kiểm tra đầu nối của hệ thống điện (công tắc, ổ cắm, hộp đấu dây, mối nối trên đường dây). Nếu có hiện tượng đánh lửa phải tách chúng ra khỏi nguồn điện và sửa chữa hoặc báo cho thợ điện đến sửa chữa.

       Đối với các loại thiết bị có sử dụng nguồn điện như ô tô xe máy... khi đưa vào gara, nhà ở để bảo quản qua đêm, nên ngắt các thiết bị tiêu thụ điện và rút chìa khóa ra khỏi ổ cắm đề phòng chạm chập, gây cháy.

Không được để thiết bị điện gần với các vật dụng dễ cháy

        Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếp bằng dây dẫn. Không dùng vật liệu cháy được như bông, vải …để bao che bóng điện.

        Không đặt các chất gây cháy (ga, xăng, dầu, giấy…) gần các thiết bị, dụng cụ điện (đèn, bàn là, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện… Không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm.

Khi đang đun nóng trên bếp phải chú ý đến đồ ăn:

       Để hạn chế nguy cơ gây cháy khi sử dụng các thiết bị như bàn ủi, bếp điện, các thiết bị gia nhiệt bằng điện trở phải có người trông coi hoặc các thiết bị phải được lắp hệ thống báo.

        Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị bệnh tâm thần… sử dụng thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.

Khi thiết bị điện đã cũ, phải thay thế hoặc sửa chữa:

         Những thiết bị, đồ dùng điện trong nhà đã cũ phải được kiểm tra thường xuyên để sửa chữa hoặc thay thế. Thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh cho thiết bị dụng cụ điện.

        Khi không có nhu cầu sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện nữa hoặc đang sử dụng mà bị mất điện thì phải ngắt ngay các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện như bàn là, lò sưởi, bếp điện.

        Trên đây là một số thông tin mà Công ty TNHH Đầu tư TM và XD Quốc Bảo muốn cung cấp cho khách hàng để có những thông tin đúng đắn về việc sơ cứu nạn nhân khi hít khí độc. Quốc Bảo tự hào là một trong những doanh nghiệp phân phối, cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng như dịch vụ lắp đặt sửa chữa hàng đầu.